Tháp nhu cầu Maslow trong Marketing là gì? Cách ứng dụng thực tế? Hướng dẫn SEO Web lên TOP - Onpage Hướng Dẫn Xây Dựng Backlink Thủ Thuật SEO lên TOP mới Cộng Đồng SEO TOP Một trong những công cụ hỗ trợ marketers giải quyết bài toán nghiên cứu và ứng dụng hành vi người tiêu dùng đó là tháp nhu cầu Maslow. Vậy tháp nhu cầu Maslow trong Marketing là gì? Người làm marketing có thể ứng dụng mô hình này như thế nào cho thương hiệu của mình? Bài viết dưới đây của Marketing AI sẽ giúp các bạn tìm hiểu cụ thể về tháp nhu cầu Maslow trong Marketing và các ứng dụng vào thực tế. Định nghĩa tháp nhu cầu Maslow trong Marketing Tháp nhu cầu Maslow là mô hình nổi tiếng về tâm lý và động cơ của con người, được đặt theo tên nhà tâm lý học Abraham Maslow, người đã nghiên cứu và phát triển mô hình này. Tháp gồm 5 tầng tương ứng với 5 cấp độ nhu cầu của con người. Mỗi một tầng của kim tự tháp lại phản ánh theo mức độ phức tạp khác nhau, càng lên cao nhu cầu của con người lại càng cao hơn. Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự và Marketing. Kim tự tháp lý giải các hành vi của con người mà ngay chính họ không ý thức được điều đó. Marketing AI xin giới thiệu 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng mô hình này trong hoạt động Marketing dưới đây: 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow. (Nguồn: Internet) 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow trong Marketing Nhu cầu sinh lý Nhu cầu cơ bản nhất nằm ở đáy của kim tự tháp. Đây là những nhu cầu về sinh lý – những đòi hỏi về thể chất cho sự sống còn của con người. Nếu những yêu cầu này không được đáp ứng, cơ thể con người không thể duy trì cuộc sống. Thực phẩm, không khí, nước, ngủ,… nằm trong danh mục này. Các nhu cầu sinh lý học được cho là quan trọng nhất, vì vậy chúng phải được đáp ứng trước tiên. Nhu cầu được an toàn Khi nhu cầu về thể chất của một người được thỏa mãn, nhu cầu về sự an toàn của họ được ưu tiên. Những nhu cầu này bao gồm an toàn về thể chất, sức khoẻ, an ninh gia đình, an ninh tài chính hoặc việc làm và an toàn trong gia đình. Nhu cầu xã hội Sau khi các nhu cầu về sinh lý và an toàn được hoàn thành, con người tập trung sự chú ý vào nhu cầu giao lưu tình cảm. Theo tháp nhu cầu của Maslow, con người muốn được hoà nhập trong một cộng đồng nào đó, muốn có một gia đình hạnh phúc, những người bạn bè gần gữi, thân thiết. Con người cần yêu và được yêu, nếu không họ có thể trở nên cô đơn, lo lắng và thậm chí trầm cảm. Nhu cầu được kính trọng Giống như mong muốn nhận được sự yêu thương, chúng ta cũng cần có nhu cầu nhận được sự tôn trọng. Điều này có thể được thực hiện thông qua cảm giác tự trọng, sự tôn trọng của người khác, sức mạnh, năng lực, sự thành thạo, tự tin, độc lập và tự do. Nhu cầu được thể hiện bản thân Sau khi tất cả các nhu cầu trước đó đã được đáp ứng một cách thỏa đáng, mọi người bắt đầu tập trung vào việc nhận ra tiềm năng đầy đủ của họ. Tháp nhu cầu của Maslow mô tả mức độ này là “Con người mong muốn đạt được tất cả mọi thứ trong lĩnh vực của mình, đứng đầu và không ngừng hoàn thiện những gì mình đang sở hữu” Ví dụ, con người mong muốn trở thành những người sếp mẫu mực, hoặc các vận động viên có thành tích tốt nhất trên thế giới. Maslow tin rằng để hiểu mức độ của nhu cầu này, người đó không chỉ phải đạt được các nhu cầu cấp thấp hơn mà còn phải làm chủ được chúng. Thực chất, mục đích con người muốn thỏa mãn nhu cầu ở mức cao hơn là để bảo vệ, duy trì những nhu cầu bên dưới. Xem thêm: Vậy, có thể ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing như thế nào? Như đã nhắc bên trên, có những hành động chính khách hàng cũng không lý giải được. Các marketers có thể làm gì để có được câu trả lời bên trong tâm trí khách hàng? Đó là lý do các tập đoàn FMCG có riêng một bộ phận nghiên cứu hành vi, tâm lý người tiêu dùng. Vậy, nếu thương hiệu của bạn không có đủ nguồn lực và ngân sách, phương án nào giải quyết được những câu hỏi nằm trong tâm trí khách hàng kia? Nếu hành vi và các quyết định mua hàng đều nằm ở 1 trong 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow, các marketers có thể làm gì để tìm ra insight của khách hàng và ứng dụng cho chiến lược marketing? Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing như thế nào? (Ảnh: Internet) Xây dựng Personas Trước tiên, phải nắm rõ được khách hàng của bạn là ai? Mô tả khách hàng mục tiêu thật chi tiết để biết được họ đang nằm ở đâu trong 5 cấp độ của tháp, biết được sản phẩm, dịch vụ đang đáp ứng loại nhu cầu nào trong 5 loại nhu cầu. Nếu bán các hệ thống an ninh gia đình, khách hàng phải nằm ở cấp độ thứ hai của kim tự tháp: Nhu cầu được an toàn. Hay nếu bán xe hạng sang, khách hàng đang nằm trong nhu cầu thứ 4. Thiết kế thông điệp Sau khi vẽ xong chân dung khách hàng mục tiêu và ráp vào đúng loại nhu cầu, cần thiết kế thông điệp giải quyết các vấn đề sau: Thông điệp có đánh vào việc giải quyết nhu cầu họ đang quan tâm không? Thông điệp nên xuất hiện ở những kênh nào? Làm thế nào để thuyết phục rằng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của họ? Vietjet đánh vào phân khúc bình dân, phục vụ nhu cầu đi lại tiện lợi thông thường, thông điệp và định vị đơn giản chỉ là hãng máy bay giá rẻ. Ngược lại, Vietnam Airlines với phân khúc cấp cao sẽ mang thông điệp an toàn của chuyến đi, dịch vụ chất lượng, không ngừng phát triển và hoàn thiện. Kết luận về tháp thu cầu Maslow trong Marketing Mỗi người là một cá thể riêng biệt nhưng lại có những loại nhu cầu giống nhau. Để thuyết phục khách hàng làm theo những gì bạn muốn, suy nghĩ những gì chúng ta suy nghĩ, cảm nhận những gì muốn khách hàng cảm nhận,…thương hiệu phải cung cấp đúng sản phẩm để giải quyết đúng nhu cầu của đúng người. Hãy vận dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing cho thương hiệu của bạn. Nếu thương hiệu có thể làm điều đó coi như đã nắm được thế trận của cuộc chiến giành được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng giữa các thương hiệu. Để giúp các Marketer tránh khỏi những nguy cơ ấy, Diễn đàn Seo Ravak đã nghiên cứu và tổng hợp những xu hướng marketing online, các Tool Digital Marketing đang gây bão năm 2021: https://ravak.com.vn/forums/nghien-cuu-marketing-online.13.html