Phân tích SWOT cho từ khóa để tìm hướng viết content

Thảo luận trong 'Thủ Thuật SEO lên TOP mới' bắt đầu bởi Seo là gì ?, 27/2/17.

  1. Seo là gì ? Team quản lý Ravak

    Phân tích SWOT cho từ khóa để tìm hướng viết content
    Nếu bạn đang làm việc với một khách hàng hay một dự án lâu dài thì chắc bạn hiểu rằng rất khó để mọi thứ luôn tươi mới, từ ý tưởng tới content. Tuy nhiên, một trong những lý do chính mà mọi người yêu thích làm công việc SEO này đơn giản là vì nó luôn thay đổi.
    Mặc dù là mọi thứ luôn thay đổi, khiến cho chúng ta phải luôn chạy theo để bắt kịp, nhưng vẫn có những thứ luôn tồn tại ở đó. Công cụ tìm kiếm luôn đổi mới và phát triển nhưng sau cùng thì nó vẫn hướng tới việc cung cấp thứ gì đó có ích và ý nghĩa với người dùng.

    Tôi đã nói về từ khóa rất nhiều lần rồi, bởi nó là thứ quan trọng nhất khi bạn bắt đầu một dự án SEO nào. Chúng giúp chúng ta hiểu được khách hàng của chúng ta đang tìm kiếm điều gì và giúp cung cấp cho họ thông tin mà họ cần.

    Một khách hàng tôi có cơ hội làm việc chung vài năm nay muốn ra mắt một site mới. Site này có thiết kế mới, content mới và cả URL cũng mới. Dù luôn có rất nhiều việc cần làm để chuẩn bị chuyển site (mà không làm mọi việc rối tung lên), nhưng nó cũng là một cơ hội để nhìn lại và tìm cách làm sao để mọi thứ tốt hơn.

    Chính dự án này giúp tôi nghĩ ra khái niệm về phân tích SWOT cho từ khóa.

    Nghĩ về những ngày còn ở trường đại học, chúng ta luôn cần phải có phân tích SWOT trong các lớp học về kinh doanh. Và thú thật thì kể từ đó đến nay tôi không nghĩ tới nó nữa. Cho tới khi tôi thật sự phân tích sâu site của khách hàng và nhận ra những gì mình đang làm là phân tích về Thế mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và tìm kiếm Thách thức có thể có.

    Phân tích này giúp tôi hiểu sâu hơn về site để lên kế hoạch cho vài tháng sắp tới. Phần dưới đây là phân tích chi tiết cho bạn.

    1. Dữ liệu về keyword performance

    Với mỗi khách hàng, chúng ta có một chủ đề về từ khóa riêng. Với các chủ đề này, bạn sẽ có được một danh sách từ và cụm từ phù hợp nhất với khách hàng mục tiêu. Để bắt đầu phân tích, tôi bỏ từ khóa của mình vào SEMRush để kiểm tra.

    [​IMG]{[​IMG]}

    Hiểu được thứ hạng hiện tại và các loại content đang đứng top sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về những trang đang thể hiện tốt, loại content nào kéo được traffic vào site và đâu là cơ hội cho bạn viết bài. Đây là những dữ liệu cho phép bạn phân tích về Thế mạnh và Điểm yếu của từ khóa.
    2. Landing page performance

    Sử dụng dữ liệu về từ khóa và thứ hạng của chúng tôi chia ra cho từng landing page khác nhau. Với kiểu xem dữ liệu như thế này, tôi có thể biết được trang nào mình nên tập trung đẩy mạnh.

    [​IMG]{[​IMG]}

    Tất nhiên là chúng ta còn phải nhìn sâu hơn nữa, để phân tích dữ liệu trên trang:
    • Traffic organic sẽ vào từng trang như thế nào?
    • Trang nào giúp bạn bán được hàng?
    • Các trang này nó dẫn người dùng đi đâu đó khác trên site hay không?
    • Bounce rate của các trang ra sao?
    Nếu một trang có top với nhiều từ khóa nhưng nó không bán được hàng hoặc không chuyển người dùng sang trang quan trọng tiếp theo trong phễu bán hàng của bạn thì đó là dấu hiệu bạn nên có những thay đổi trong chiến lược tiếp cận của mình
    3. Tổng quan kết quả tìm kiếm

    Một trong những điều tôi thích làm nhất là kiểm tra một lượt các kết quả tìm kiếm để hiểu được loại content nào phù hợp với từ khóa mình muốn lên top. Khi đó, bạn không chỉ hiểu được không chỉ từ kết quả tìm kiếm mà còn hiểu được loại content (trang sản phẩm, bài viết, bài nghiên cứu…), từ đó sẽ có một cái nhìn sâu sắc hơn về nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

    Tại phần này của nghiên cứu, tôi bỏ thời gian để đánh giá kết quả tìm kiếm với từ nhóm từ khóa chính. Các yếu tố cần thu thập là:

    • Loại kết quả tìm kiếm: knowledge graph, answer box, local, hình ảnh
    • Loại site: site bán hàng, blog
    • Độ mạnh của site: thuơng hiệu, domain, backlink profile
    • Loại content: trang sản phẩm, trang blog, trang tin tức
    Nếu bạn hiểu được loại content của từ chủ đề từ khóa bạn có thể đánh giá được liệu site mình làm có loại content đúng hay chưa, liệu bạn có cần làm content hay chỉ cần đẩy mạnh những content cũ.
    4. SWOT

    Với mọi nghiên cứu, tìm ra được ý nghĩa của dữ liệu là chìa khóa để bạn lên được hướng đi cụ thể cho mình và đem về kết quả tốt hơn.

    [​IMG]{[​IMG]}

    Sử dụng tất cả thông tin thu thập từ các bước trên, tôi bắt đầu trả lời những câu hỏi sau cho phân tích SWOT của mình.
    Điều gì bạn làm tốt hơn tất cả những người khác?

    Đâu là khách hàng mục tiêu bạn có thể tiếp cận tốt nhất? Đâu là trang thể hiện tốt nhất? Điểm nào là điểm mạnh nhất của bạn?

    Điều gì mà bạn có thể cải thiện?

    Đáp án đơn giản nhất là chỉ ra những từ khóa chưa được top. Thế nhưng bạn phải nhìn sâu hơn nữa, đó còn là những trang không cho người dùng được kết quả họ mong muốn, họ vào trang và đi ra ngay lập tức.

    Chỉ ra đâu là cơ hội?

    Khi tôi thấy một trang cũ có top ở những từ khóa quan trọng, tôi lập tức nghĩ về những cách có thể làm mới nó ngay lập tức. Liệu rằng nó có chứa thông tin nào quá cũ không? Cấu trúc của nó đã ổn chưa?

    Có xu hướng (trend) nào bạn có thể sử dụng hay không?

    Khi làm phân tích, đôi khi tôi thấy được những xu hướng, ví dụ như: có rất nhiều kết quả tìm kiếm ở dạng answer box. Điều này chứng tỏ site đang có nhiều từ khóa dài nằm ở giữa phễu bán hàng, do đó tôi sẽ cần thêm những từ khóa ngắn nằm ở đầu phễu nữa.

    Đâu là những thách thức mà bạn có thể dự đoán trước?

    Nếu cần phải chuyển site thì điều này rất quan trọng. Với những trang có kết quả tốt, bạn cần redirect chính xác và giữ mọi thứ tốt như ban đầu.

    5. Đặt tất cả dữ liệu lại với nhau

    Đến đây, bạn đã có được đủ dữ liệu cần thiết và có một bảng phân tích SWOT cho mình. Đây là lúc để ra được những thứ hay ho.

    [​IMG]{[​IMG]}

    Tại bước này, bạn phải trả lời cho câu hỏi, đâu là cơ hội để mang về kết quả tốt nhất?
    Dựa vào dữ liệu, đâu là những thứ bạn nên cải thiện, đâu là những thứ nên làm lại hay nên được định hướng theo một hướng mới. Khi có được danh sách những việc cần làm, bạn phải xếp thứ tự ưu tiên cho chúng và lập một kế hoạch cụ thể để đạt được chúng.

    Kết luận

    Dù bạn làm việc với site nào trong vòng 1 ngày, 1 tháng, 1 năm hay 5 năm thì bạn cũng luôn có những thứ cần phải hiểu sâu hơn. Bạn sẽ luôn luôn có những ý tưởng mới để thu hút người dùng và tổng quan cách mà công cụ tìm kiếm đang hoạt động với các chủ đề từ khóa.

    Hãy dành thời gian đánh giá từ khóa và landing page của mình. Bạn sẽ không biết mình có thể tìm được những cơ hội tốt như thế nào đâu.

    Bài viết được dịch tại SEL và đăng tải duy nhất lên SEOMxh

    Let's block ads! (Why?)

    https://ravak.com.vn
     
XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.