Những thuật ngữ Marketing dễ gây nhầm lẫn nhất

Thảo luận trong 'Nghiên cứu marketing Online' bắt đầu bởi Marketing Admicro, 25/10/21.

  1. Marketing Admicro Team quản lý Ravak

    Những thuật ngữ Marketing dễ gây nhầm lẫn nhất


    Nếu nghĩ Digital Marketing và Online Marketing là một thì bạn đã sai! Chúng là hai khái niệm khác nhau. Thực tế trong Marketing còn có rất nhiều cặp cụm từ mà nhiều người đang nhầm lẫn.


    Mục Lục:

    1. Digital Marketing và Online Marketing


    [​IMG]

    Digital Marketing (Marketing Kỹ thuật số) là cách thức tiếp thị sử dụng các nền tảng và loại hình kỹ thuật số đang có hiện nay (Điện thoại, Internet, TV, Audio, Digital OOH…).

    Trong khi đó Online Marketing: Là cách thức tiếp thị chỉ có thể xây dựng và thực hiện trên không gian Internet, bao gồm các nền tảng chính như Social Media, Website, Display Ad…

    Nói ngắn gọn, Online Marketing là “tệp con” của Digital Marketing. Dù cả hai đều được phát triển dựa trên công nghệ, nhưng Digital Marketing là hình thức tiếp thị không giới hạn trên Internet mà bao gồm cả các hình thức offline.

    2. Brand và Trademark


    [​IMG]

    Brand hay còn được gọi là thương hiệu, là tổng hợp các giá trị vô hình về thuộc tính của sản phẩm như: tên, lịch sử, uy tín, bao bì, giá thành, cách quảng cáo cho thương hiệu đó…

    Nói một cách dễ hiểu, Brand là những thứ hằn sâu trong tâm trí khách hàng, là cách mọi người nhìn nhận về doanh nghiệp của bạn, đặc biệt nó chính cầu nối cảm xúc.

    Trademark chỉ nhãn hiệu được bảo hộ bởi luật về quyền sở hữu trí tuệ, nó có thể là các slogan, logo,…

    Ví dụ: Coca-Cola là tên brand, còn biểu tượng chữ đỏ ở logo Coca-Cola chính là trademark hợp pháp cho thương hiệu đó.

    Một brand có thể có nhiều trademark khác nhau. Ví dụ như Volkswagen là một thương hiệu ô tô Đức, sở hữu và sản xuất các dòng ô tô khác nhau như Audi, Bentley, Lamborghini, Porsche… Mặc dù bản thân Audi hay Bentley đều là các thương hiệu, nhưng đều đã được đăng ký sở hữu và bảo hộ, vậy nên đều là trademark của brand Volkswagen.

    3. Consumer và Customer


    [​IMG]

    Consumer (Người tiêu dùng)

    Đây là đối tượng cuối cùng của quá trình cung ứng dịch vụ/hàng hóa. Họ là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

    Customer (Khách hàng)

    Đây là đối tượng tham gia trực tiếp vào việc trao đổi, thu mua hàng hóa, sản phẩm từ đơn vị cung cấp. Khách hàng không nhất thiết phải là một cá nhân, mà có thể là đại lý, tổ chức muốn thực hiện mua bán.

    Ví dụ: Công ty A có sản phẩm là sữa cho trẻ dưới 10 tuổi, thì người tiêu dùng ở đây là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, nhưng khách hàng lại là cha mẹ của các bé.

    4. Goals và Objectives


    [​IMG]

    Goals – Mục đích

    Có thể hiểu đây là đích đến cuối cùng của chiến dịch. Các thương hiệu có thể công bố các mục đích để định hướng và thông báo các chiến lược theo quý hoặc theo năm mà các bộ phận sẽ thực hiện.

    Objectives – Mục tiêu

    Trong khi đó, mục tiêu sẽ xác định những hoạt động cụ thể cần phải thực hiện để đạt được mục đích đó.

    So sánh Mục đích và Mục tiêu:

    Goals (Mục đích) Objectives (Mục tiêu)
    Phạm vị rộng Phạm vi cụ thể, chi tiết
    Có giá trị để thiết lập một định hướng hoặc tầm nhìn chung Liên kết với lịch trình và khung thời gian
    Khó đo lường Dễ dàng đo lường
    Ý tưởng trừu tượng Các bước cụ thể
    Dài hạn hơn Ngắn hạn hoặc trung hạn
    Kết quả cuối cùng. Phương tiện dẫn đến kết quả cuối cùng.
    5. Viral Video và TVC


    [​IMG]

    Viral video thường rất tỉ mỉ về mặt hình thức và nội dung, đó là những câu chuyện mang ý nghĩa, yếu tố quảng cáo chỉ được lồng vào rất ít.

    Viral video được xuất hiện nhiều trên các kênh như youtube, mạng xã hội, blog, forum, email… Gần như ở đâu có Internet thì Viral video sẽ xuất hiện ở đó.

    TVC quảng cáo chỉ tập trung vào làm nổi bật sản phẩm, dịch vụ thương hiệu, nhưng không phải thế mà nó được sản xuất hời hợt. Thời lượng TVC trung bình dài 60s.

    Trước đây, TVC quảng cáo thường được phát sóng trên truyền hình là chủ yếu. Nhưng gần đây thì ngoài TV, nó cũng được đẩy mạnh trên các trang mạng xã hội.

    Viral video TVC quảng cáo

    Video “Ghen Covy” viral sang tận Trung Quốc trên nền tảng TikTok


    TVC điện máy xanh

    6. PR và Quảng cáo


    [​IMG]

    PR là phương thức truyền thông nhằm truyền tải một hình ảnh, thông điệp tích cực về doanh nghiệp đến khách hàng và cộng đồng. Một chiến dịch PR thành công khi biết “khoe” một cách tinh tế và khéo léo những thành quả và đóng góp tích cực của doanh nghiệp cho cộng đồng.

    Khác hoàn toàn với PR, Quảng cáo “tấn công” trực tiếp vào khách hàng mục tiêu bằng việc nhấn mạnh đặc tính nổi bật, đặc trưng nhất của sản phẩm qua TVC, Print Ad, Radio Ad, truyền miệng…

    Tạm kết


    Các khái niệm trên rất dễ gây nhầm lẫn vì bên ngoài chúng không quá khác nhau, phân biệt được các thuật ngữ này sẽ giúp Marketers xác định rõ hướng đi trong ngành, cũng như triển khai campaign kỹ càng, sắc bén hơn.

    Elite Vu – MarketingAi

    >>> Có thể bạn muốn xem thêm: Muốn quản lý fanpage tốt, hãy tránh 4 điều sau


    Đánh giá post


    Adblock test (Why?)

    Để giúp các Marketer tránh khỏi những nguy cơ ấy, Diễn đàn Seo Ravak đã nghiên cứu và tổng hợp những xu hướng marketing online, các Tool Digital Marketing đang gây bão năm 2021:
    https://ravak.com.vn/forums/nghien-cuu-marketing-online.13.html

    Có thể bạn quan tâm:
    marketing online là gì,phuong phap marketing online hieu qua,marketing online facebook,tài liệu marketing online,marketing online hiệu quả,chiến lược marketing online,marketing online 2021,marketing online cơ bản
     
XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.