Những lỗi biến tần thường gặp và cách sửa chữa

Thảo luận trong 'Kinh Nghiệm - Mẹo Vặt' bắt đầu bởi seovietnam, 24/11/22.

  1. seovietnam Member

    Những lỗi biến tần thường gặp và cách sửa chữa

    Trong các hệ thống điện, điều khiển tự động hóa ngày nay, biến tần là thiết bị không thể thiếu. Người dùng cần biến được những lỗi biến tần thường gặp và cách sửa chữa ra sao để hiệu quả nhất khi vận hành.

    Biến tần chính là 1 thiết bị có khả năng biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành 1 dòng điện xoay chiều ở tần số khác mà có thể điều chỉnh được.

    Hay nói một cách dễ hiểu hơn là biến tần chính là thiết bị sẽ thay đổi tần số dòng điện đặt lên 1 cuộn dây ở bên trong của động cơ. Từ đó, việc điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp được dễ dàng hơn mà không cần đến các hộp số cơ khí.

    Thiết bị này dùng các linh kiện bán dẫn để có thể đóng ngắt lần lượt, tuần tự các cuộn dây của động cơ để sinh ra từ trường. Mục đích cuối là quay rotor của động cơ.
    [​IMG]
    Xem thêm:

    biến tần 3 pha

    Dưới đây là một số lỗi cơ bản:

    1. Lỗi OC

    OC ký hiệu của lỗi quá dòng. Nó được chia làm 3 trường hợp là OC1, OC2, OC3 tương thích với quá dòng trong khi biến tần đang tăng tốc, giảm tốc, chạy tốc độ ổn định.

    Báo lỗi OC khi chạy – Chưa kết nối với motor

    Nguyên nhân

    Có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, đó là:

    + Pha ngõ ra chạm đất.

    + Module IGBT hỏng hóc.

    + Mạch dò dòng của thiết bị lỗi.

    Cách khắc phục

    + Kỹ sư sẽ tiến hành kiểm tra module IGBT.

    + Sau đó sẽ đo kiểm tra cách điện tại các pha ngõ ra với đất xem có an toàn và đảm bảo hay không?

    + Tiếp theo là kiểm tra mạch dò dòng của biến tần.

    + Cuối cùng chính là liên hệ nhà cung cấp để được tư vấn.

    Báo lỗi OC khi chạy – Đã kết nối với motor

    Nguyên nhân

    Một số nguyên nhân dẫn đến sự cố trên có thể là do:

    + Công suất biến tần đang dùng không phù hợp với công suất motor.

    + Tải quá nặng.

    + Thời gian tăng tốc quá ngắn hoặc thông số motor cài đặt chưa đúng.

    + Motor hoặc động cơ bị hỏng cách điện hay do dây nối motor với biến tần bị chạm đất.

    + Mạch dò dòng của biến tần bị lỗi.

    Cách khắc phục

    + Tiến hành kiểm tra giá trị dòng điện tại thời điểm xảy ra lỗi và so sánh với giá trị dòng điện định mức.

    + Nếu giá trị sau kiểm tra lớn hơn giá trị dòng điện định mức của biến tần cài đặt ban đầu thì:

    Xem công suất biến tần xem có phù hợp không, tải xem có bị kẹt không và giảm tải.

    Kiểm tra xem tải xem có bị kẹt không.

    Kéo thêm thời gian tăng tốc cho phù hợp.

    Người dùng thử chọn chế độ điều khiển sensorless vector cho biến tần.

    + Nếu giá trị sau khi kiểm tra được nhỏ hơn giá trị dòng điện định mức của biến tần cài đặt ban đầu thì:

    Tiến hành kiểm tra cách điện của motor và dây dẫn, mạch dò dòng của biến tần.

    Dùng biến tần khác công suất hoặc cùng công suất để điều khiển motor loại trừ dần nguyên nhân.

    Motor hoặc dây dẫn bị hỏng cách điện gây chạm đất khi chạy chính là 1 trong nguyên nhân chính gây lỗi này.

    Thỉnh thoảng biến tần báo lỗi OC1, OC3

    Người dùng chỉ cần vệ sinh biến tần và vệ sinh hộp đấu nối dây của motor định kỳ.

    Tiến hành thay thế mạch đo dòng của biến tần.

    Cuối cùng là liên hệ nhà cung cấp để được hỗ trợ thêm.

    Biến tần cấp nguồn báo OC3

    Theo TKĐ thì thường là do lỗi mạch dò dòng của biến tần nên xuất hiện lỗi OC3, khách hàng cần:

    + Thay hall board hoặc driver board rồi test lại.

    + Nếu mà vẫn bị lỗi thì thử thay control board, có vài trường hợp do control board bị lỗi nên báo OC3 khi cấp nguồn.

    + Cuối cùng là phải liên hệ nhà cung cấp để hỗ trợ thêm về bảng mã lỗi biến tần.

    2. Lỗi Uv

    Đây chính là lỗi điện áp DC bus thấp hơn mức ngưỡng dưới cho phép. Thường nó sẽ dưới 180V với cấp điện áp 220V và dưới 350V với cấp điện áp là 380V.

    Trường hợp 1 lỗi Uv

    Nguyên nhân có thể do điện áp nguồn quá thấp làm cho biến tần khi vận hành kéo tải, sụt áp trên DC bus.

    Nguyên nhân

    Dẫn đến tình trạng trên có thể do công suất nguồn không đủ cấp hoặc do tải công suất quá lớn lại dùng chung 1 nguồn điện nên khởi động làm sụt áp. Cũng có thể do dây dẫn đang sử dụng quá bé.

    Cách khắc phục

    Đầu tiên, người dùng hãy tăng công suất nguồn và tiến hành thay dây dẫn lớn hơn nếu một trong 2 thiết bị trên không đảm bảo.

    Sau đó là chọn phương pháp khởi động mềm cho các hệ thống mà tải công suất lớn đang dùng chung nguồn điện.

    Trường hợp 2 lỗi Uv

    Khi cấp nguồn, công tắc tơ bypass không đóng. Khi có lệnh chạy điện áp, công tắc tơ có đóng nhưng bị rớt hay khi biến tần có lệnh chạy DC bus bị rơi trên điện trở sạc.

    Nguyên nhân

    Có thể do:

    + Công tắc tơ bị hỏng.

    + Bo nguồn bị sự cố.

    + Quạt bị hỏng.

    + Cuối cùng thì do bo công suất hay bo điều khiển có vấn đề, tuy nhiên thì ít khi xảy ra.

    Cách khắc phục

    Kiểm tra xem công tắc tơ đã đóng khi cấp nguồn hay chưa. Nếu thiết bị không đóng thì có thể là do contactor hay bo nguồn bị hỏng.

    + Xem công tắc tơ có nhả khi có lệnh làm việc hay không. Nếu nó bị vậy thì có thể xem quạt có hỏng hóc không.

    cách khắc phúc biến tần lỗi

    3. Lỗi OV

    Lỗi OV là lỗi xuất hiện khi điện áp DC bus cao hơn so với ngưỡng cho phép. Nghĩa là nó cao hơn 710V với cấp điện áp 380V và cao hơn 410V với cấp điện áp 220V. Lỗi này được chia thành 3 trường hợp OV1, OV2, OV3 phù hợp với quá áp trong thời gian tăng tốc, trong thời gian giảm tốc,trong lúc chạy tốc độ ổn định.

    Trường hợp 1 lỗi OV

    Lỗi có thể xảy ra khi người dùng cấp nguồn cho biến tần.

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân là do điện áp của nguồn cấp quá cao hoặc do biến tần đang dùng hiển thị sai điện áp DC bus mà phần lớn dẫn đến tình trạng này là do bo công suất bị lỗi.

    Trường hợp 2 lỗi OV

    Trường hợp này xảy ra khi biến tần chạy có tải. Lúc này do tốc độ quay của roto lớn hơn tốc độ của từ trường quay của stato tạo ra nên motor hay động cơ trở thành máy phát điện. Nó sẽ phát điện về biến tần làm cho điện áp DC bus tăng cao quá.

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân dẫn đến lỗi này là do:

    + Động cơ có vấn đề hỏng hóc hoặc nó bị 1 tác nhân khiến nó bị kéo, đẩy.+ Thời gian cần thiết để giảm tốc để quá ngắn.

    + Đường dây dùng để kết nối biến tần với động cơ thì dài quá, vượt tiêu chuẩn.

    Cách khắc phục

    Những biện pháp mà người dùng có thể áp dụng như sau:

    + Kéo dài thêm thời gian giảm tốc phù hợp.

    + Sử dụng thêm các điện trở hãm.

    + Share DC bus với những biến tần khác trong hệ thống.

    + Cứ 50m chiều dài đường dây thì gắn 1 cuộn kháng.

    + Thay thế động cơ sao cho phù hợp với yêu cầu.
     
XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.