Networking

Thảo luận trong 'Quảng cáo Facebook hiệu quả' bắt đầu bởi Facebook Marketing Online, 26/3/20.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Facebook Marketing Online Team quản lý Ravak

    Networking
    Những nội dung đáng chú ý
    Google Cập Nhật Thuật Toán Mới Nhất
    Hướng dẫn SEO Web lên TOP - Onpage
    Hướng Dẫn Xây Dựng Backlink
    Thủ Thuật SEO lên TOP mới
    Cộng Đồng SEO TOP

    [​IMG]

    Giáo sư Robin Dunbar, nhà khoa học nổi tiếng thế giới về nhân chủng học và tâm lý học, từng chỉ ra rằng, hầu hết chúng ta chỉ có chưa tới 150 kết nối thực sự với những người khác, bao gồm cả gia đình, bạn bè, và những người quen biết.

    Sau hơn mười năm sử dụng Facebook, từ đầu năm 2009, và là một trong những người dùng ít ỏi còn giữ được tài khoản quảng cáo 9 số với lời động viên của anh em công ty: “đây là kỷ niệm, là cái cần giữ lại, không thể để bị khóa được!”. Đã từng quá nhiều lần phải unfriend vì full 5000 bạn, kha khá bài viết được trên 1 ngàn likes… Mình nhận ra rằng, hầu hết những người bạn trên Facebook thực sự không phải là… bạn, cho đến khi chúng ta gặp nhau ngoài đời thực!

    Và, quan trọng hơn là, mình nhận ra việc có một vài người like đôi khi quan trọng hơn cả ngàn người khác cùng like.

    Facebook đã làm rất tốt việc kết nối mọi người lại với nhau, việc tiếp theo là chúng ta phải duy trì các mối quan hệ đó, điều mà Facebook thực sự không thể làm được.

    Mình luôn hạn chế tối đa việc accept friend nếu không có tương tác ngoài đời thực, hoặc người request không có “lời chào”. Hầu như chưa bao giờ mình reply một người lạ nào liên hệ hỏi các vấn đề về chuyên môn, cũng không bao giờ reply kể cả chính các đồng nghiệp nếu như họ trao đổi công việc qua Facebook.

    Nào, giờ thì bắt đầu bằng việc những người bạn đang gửi request friend tới mình, chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu? Và những người bạn trên Facebook, làm thế nào để chúng ta có thể tham gia vào “Network 150 “của nhau?

    Làm sao để Networking tốt?

    Mình là một người không khéo trong các Relationship (nhiều người biết), và khá giỏi trong việc xây dựng Networking (cái này lại ít người biết). Mấy bữa nay vào Sài Gòn công tác, tranh thủ gặp được nhiều người quá trời, gặp ai cũng như thân quen và trò chuyện rất nhiều, hỏi sao dễ nói chuyện vậy, mọi người cười bảo người Sài Gòn tánh vậy!

    Vậy Networking là gì?

    Networking không phải là kết nối mạng máy tính A tới B, không phải là chuyện đường truyền đứt hay chuyện cáp quang hỏng, mà đó là kỹ năng tạo-dựng-mối-quan-hệ. Networking là gặp gỡ người này, nói chuyện với người kia, kết nối người này với người kia, đôi khi là ngồi bàn tiệc sang trọng với những cái bắt tay nhiệt thành, đôi khi là ngồi trà đá vỉa hè, mỗi ông cầm một cái điện thoại, nhâm nhi một điếu thuốc, trầm ngâm trò chuyện.

    Networking là việc tốt, chính đáng, và hỗ trợ cho mỗi người, nhất là trong xã hội hiện nay, nơi mà người có quan hệ là người có nhiều lợi thế hơn cả. Nhưng, Networking cũng không phải là luồn cúi, không phải là cùng nhau làm việc xấu, bàn việc xấu, không phải là đi ngược lại tổ chức, tôn chỉ của bản thân, của xã hội, như vậy tuyệt đối không nên!

    Rồi, Networking cần những gì?

    Đơn giản lắm, đầu tiên phải giữ được cái tư tưởng win-win, nghĩa là mình muốn cái X, thì cũng phải mang lại cái tương tự X cho đối tác của mình, mình muốn có lợi, thì trước hết phải tự hỏi đối tác của mình có lợi không? Mình muốn điều chi, thì hiểu rồi, còn đối tác của mình thì sao, họ muốn điều gì? Win-win là một tính quý mà không nhiều người thấy, hoặc thực tế không nhiều người hiểu cho đúng. Mình quý cái tính win-win.

    Thứ hai đó là sự chân thành, từ win-win đến chân thành chỉ cách nhau tầm mấy bước thôi. Chân thành là gì? Là không giữ kẽ, là tôn trọng sự khác biệt, là không nhập nhằng đen trắng, là khi bạn cần thì mình giúp bạn… Chân thành từ các mối quan hệ giữa người với người, từ các doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa tổ chức với cá nhân, đâu cũng cần hết.

    Cuối cùng, Networking cần điểm-khởi-đầu, nghĩa là phải có chủ đề để cùng bàn luận, phải có mối quan tâm để cùng chiêm nghiệm, phải có chung tầm nhìn để cùng đi, phải có sự thấu hiểu để cùng lùi… Bắt đầu từ những buổi trà đá bàn chuyện bóng bánh, tới những buổi cafe bàn công chuyện, rồi những cái bắt tay đầy cơ hội, và những email trau chuốt từng câu chữ, hồi hộp ấn “Send”.

    Và, làm sao để Networking tốt?

    Networking có 3 cấp độ, cho sự duy trì, cho độ khó, cho những cơ hội khác biệt và cho những cảm xúc tuyệt vời. Và mấu chốt ở đây là ở điểm-khởi-đầu.

    Cấp độ 1, khi điểm-khởi-đầu liên quan đến các vấn đề CHUYÊN MÔN, chúng ta tìm đến nhau vì muốn đẩy mạnh tri thức, muốn học hỏi những điều mới từ những người mới. Đây là cấp độ Networking dễ đạt được, và cũng dễ ra đi.

    Cấp độ 2, khi điểm-khởi-đầu liên quan đến các vấn đề về ĐAM MÊ – SỞ THÍCH, chúng ta cùng yêu thích một điều gì đó, cùng say mê trao đổi bàn luận, cùng hỗ trợ và thoải mái mở lòng với nhau. Thực tế trong rất nhiều dự án mình làm việc với đối tác và khách hàng, hầu hết khoảng thời gian trao đổi với họ là về sở thích (mình quan tâm đến Văn hoá phương Đông: Kinh Dịch, Phong Thuỷ, Tử Vi…), chuyên môn chiếm rất ít và tỷ lệ chốt Deal rất cao.

    Cấp độ 3, khi điểm-khởi-đầu là sự đồng đều, thấu hiểu, ngạc nhiên, yêu mến và tin tưởng LÝ TƯỞNG SỐNG của nhau. Là khi những người nói chuyện với nhau cùng bàn luận về Đạo Học, về Phật Giáo, về đạo đức sống, về lối sống, về quan niệm sống, cùng các góc nhìn về công việc, cuộc sống, gia đình… Networking cấp độ này tạo nên những mối quan hệ thực sự hoàn hảo và rất lâu bền!

    Và cuối cùng, bạn thân mến, chúng ta sẽ Networking với nhau như thế nào?

    ***

    Học cách giao tiếp với người khác

    Làm sao để giao tiếp được với người khác? Làm sao để kết nối tới những người khác thế hệ, khác đẳng cấp sống?

    Những ngày tháng còn học được, còn phát triển được, còn tự bước chân đi được, đừng để mình lụi tàn, đừng giữ cho mình cứ mãi như vậy.

    Nếu chưa giỏi chuyên môn, hãy học và làm thật tốt, đừng hời hợt. Nếu chưa có kỹ năng mềm, hãy học thêm một món gì đó cho riêng mình, học bao nhiêu tốt bấy nhiêu, chỉ là đừng như con chim vẹt chỉ biết nói lời được dạy. Làm sao cho ra ngoài đường, làm điều vui khiến con trẻ cười vui, làm điều hay khiến bạn bè tâm đắc, làm điều tốt khiến bề trên gật gù.


    Học làm thơ, học hội họa, học hát, học sửa xe, học tâm lý, học lịch sử, học địa lý, học xem bói… học gì cũng được, nhưng cần phải học!

    Dù bạn đi đâu, làm gì, sống thế nào, hãy luôn tạo giá trị cho bản thân, đừng hời hợt sống cho qua ngày đoạn tháng, vì ngày hôm nay sẽ không quay trở lại, và ngày mai đến ở kế bên ô cửa nhỏ.

    Có thể bạn quan tâm

    Let's block ads! (Why?)

    Có thể bạn đang tìm kiếm ?
    facebook marketing từ a đến z,facebook marketing là gì,học marketing facebook,facebook marketing vinalink,facebook marketing ebook,tài liệu facebook marketing,chạy quảng cáo facebook miễn phí,quảng cáo fanpage trên facebook,cách quảng cáo trên facebook miễn phí,quảng cáo page trên facebook miễn phí,giá quảng cáo trên facebook,cách chạy quảng cáo facebook giá rẻ,
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.