Cách khai thác Audience Insight để xác định đối tượng quảng cáo

Thảo luận trong 'Quảng cáo Facebook hiệu quả' bắt đầu bởi Facebook Marketing Online, 2/4/19.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Facebook Marketing Online Team quản lý Ravak

    Cách khai thác Audience Insight để xác định đối tượng quảng cáo
    Những nội dung đáng chú ý
    Google Cập Nhật Thuật Toán Mới Nhất
    Hướng dẫn SEO Web lên TOP - Onpage
    Hướng Dẫn Xây Dựng Backlink
    Thủ Thuật SEO lên TOP mới
    Cộng Đồng SEO TOP

    Nối tiếp trong chuỗi chủ đề Facebook Ads thì hôm nay mình sẽ chia sẻ thêm cho các bạn về cách sử dụng Facebook Audience Insights để phân tích khách hàng tiềm năng. Công cụ này sẽ phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch, chiến lược quảng cáo tiếp cận khách hàng và bán hàng để đạt hiệu suất chuyển đổi tốt nhất…

    Để chạy quảng cáo trên Facebook hiệu quả, bạn bắt buộc phải thành thạo công cụ Audience Insights. Tuy nhiên, công cụ này khá phức tạp và khó hiểu, đặc biệt đối với người mới bắt đầu tìm hiểu. Đồng cảm được khó khăn này của bạn, hôm nay mình sẽ chia sẻ chi tiết từng bước để các bạn dễ dàng thực hành. Bạn chỉ cần đọc hết bài viết này, thực hành lại 1-2 lần, mình tin bạn sẽ không còn gặp khó khăn khi dùng Audience Insights nữa. Chúng ta bắt đầu!


    Mục lục nội dung

    1. Audience insight


    Audience insight là một công cụ phân tích các nhóm đối tượng dựa trên đặc điểm về nhân khẩu học, hành vi, tương tác, các mối liên quan. Đây là tính năng hữu dụng đối với các nhà quảng cáo, bởi nó tháo gỡ được nút thắt quan trọng nhất trong marketing, bán hàng là am hiểu thị trường và khách hàng của bạn. Nó sẽ trả lời các câu hỏi mình bán cho ai, phải cạnh tranh với ai, đối tác hỗ trợ bạn là ai.

    Giới thiệu về Audience insight


    Audience insight là công cụ khai thác các khía cạnh về đối tượng Facebook bao gồm:

    • Tuổi và giới tính (Age and gender)
    • Lối sống (Lifestyle)
    • Tình trạng mối quan hệ (Relationship status)
    • Trình độ giáo dục (Education lever)
    • Vị trí công việc (Job titles)
    • Các trang Fanpage họ đã thích (Pages liked)
    • Vị trí và ngôn ngữ (Location and language)
    • Hoạt động trên Facebook (Activity)
    • Các thiết bị truy cập Facebook (Devices owners)
    • Thu nhập gia đình (Income)
    • Quyền sở hữu nhà (Home ownership)
    • Kích cỡ hộ gia đình (Household size)
    • Giá trị thị trường nhà đất (Home market value)
    • Các phương thức thanh toán (Spending methods)
    • Hoạt động mua bán (Purchase behavior)
    • Loại ô tô đang sử dụng (Type of car they drive)

    2. Research với Audience insight

    Từ Ads manager nhấp vào thông tin chi tiết về đối tượng (Audience insight). Khi truy cập vào trang bạn sẽ có những tùy chọn nhanh, click chuột để chọn những đề mục phù hợp và màn hình sẽ chuyển về giao diện trang chủ của Audience insight.

    [​IMG]

    Everyone on Facebook: Mọi người trên Facebook

    People connected to your page: Người kết nối với trang của bạn

    A custom audience: Đối tượng tùy chỉnh

    Thanh menu điều hướng giúp bạn chọn tài khoản, tạo mới, mở, lưu các dữ liệu phân tích đối tượng.

    [​IMG]

    Đây là phần chọn đối tượng để phân tích, từ một hoặc nhiều nhóm đối tượng tùy chỉnh sẵn có cho đến các thông số đối tượng cần phân tích như vị trí, độ tuổi, sở thích.

    [​IMG]

    Một tùy chọn nữa mà bạn có thể chú ý đến đó là phân tích những người đã kết nối (hoặc không kết nối) đến một hoặc nhiều Fanpage của bạn. Khác với Insight Fanpage là nó có thể giúp bạn phân tích nhiều Fanpage cùng một lúc.

    [​IMG]

    Và cuối cùng, nếu các tính năng phía trên vẫn chưa thể chiều lòng được bạn thì đừng lo, Facebook còn cung cấp cả hệ thống phân tích nâng cao.

    [​IMG]

    Với Audience insight bạn có thể phân tích mọi điều mà bạn thích, không giới hạn số lượng và cũng không giới hạn các tùy chọn. Với công cụ này, ý tưởng và thực thi là ở bạn.

    • Demographics (nhân khẩu học)

    Với tập khách hàng xác định, việc phân tích đầu tiên sẽ là nhân khẩu học với các tiêu chí về giới tính và độ tuổi, lối sống, tình trạng quan hệ, tình trạng học vấn, chức danh.

    [​IMG]

    Số liệu này ta có thể đọc hiểu, có khoảng 26.7k người hoạt động mỗi tháng, giới tính nữ chiếm 55%, nam chiếm 45% và độ tuổi tham gia cộng đồng nhiều nhất là từ 18 – 24 tuổi, tiếp đến là khoảng 25 – 34 tuổi.

    [​IMG]

    Chủ yếu là còn độc thân.

    [​IMG]

    Họ đã tốt nghiệp đại học.

    [​IMG]

    Và các chức danh của họ đang đảm nhận.

    • Page like (số lượt thích trang)

    Trong Fanpage, những chuyên mục được kết nối và tương tác nhiều bởi chính những người trong nhóm đối tượng. Để phân tích nhóm này, Audience insight có sự phân tích cụ thể hơn của từng nhóm.

    [​IMG]

    Location (vị trí)

    Nhóm đối tượng của bạn là những người đến từ thành phố nào, đất nước nào, họ nói ngôn ngữ gì?

    [​IMG]

    • Activity (hoạt động)

    Đó là biểu đồ phân tích hoạt động và các tương tác của nhóm đối tượng cần phân tích, giúp đưa ra cái nhìn toản cảnh về thói quen, hành vi của người dùng trong nhóm đối tượng. Nó liên quan đến tần suất hoạt động và thiết bị của người dùng.

    [​IMG]

    Đây là bài phân tích một page liên quan đến digital marketing, bạn nhìn vào biểu đồ này có thấy những con số này nói lên điều gì không? So với những người dùng Facebook thông thường trung bình chỉ khoảng 11 like cho 30 ngày, nhưng những người này lại có tới 41 like trong 30 ngày. Và số lượt thích trang cũng vậy, trong khi những người dùng thông thường chỉ khoảng 2 like thì trang này có khoảng 14 like trong 30 ngày đó.

    Audience insight là công cụ hay tuyệt, giúp các nhà quảng cáo có thể phân tích và hiểu rõ hơn về sản phẩm dịch vụ của mình cũng như giúp những người lần đầu tiên tiếp cận với sản phẩm dịch vụ có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc về ngành.

    3. Research ngược


    Với sự phân tích trên về thông số và tổng hợp dữ liệu từ một page, bạn sẽ xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Đó là:

    • Nam và nữ, độ tuổi từ 18 đến 34
    • Họ còn độc thân
    • Đã tốt nghiệp đại học
    • Chức danh hiện tại thường là quản lý
    • Thích Digital marketing
    • Ở Hà Nội và Hồ Chí Minh
    • Ngôn ngữ tiếng Việt
    • Họ thường truy cập Facebook bằng cả máy tính và di động

    Từ Facebook Audience insight, bạn sẽ có bản mô tả về khách hàng. Quy trình này gọi là Research ngược, nó sẽ giúp bạn target đến được đối tượng cũng như thị trường mục tiêu một cách chuẩn xác.

    4. Research với khảo sát trên nhóm mục tiêu và thực tế


    Quảng cáo Facebook không những giúp bạn tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả mà còn là công cụ tuyệt vời giúp bạn thực hiện những cuộc nghiên cứu marketing đối với đối tượng mục tiêu thực tế vốn là một trong những hoạt động nền tảng cho việc kinh doanh của bạn.

    Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

    Trước khi bắt đầu nghiên cứu phải xác định vấn đề của bạn rõ ràng, mục đích của việc nghiên cứu là gì, bạn sẽ nhận được gì khi tiến hành cuộc nghiên cứu đó. Có ba loại nghiên cứu theo mục tiêu phổ biến nhất bao gồm:

    • Nghiên cứu thăm dò tức là thu thập những dữ liệu sơ bộ để làm sáng tỏ bản chất của một giả thuyết hay một đề xuất cũng như ý tưởng mới.
    • Nghiên cứu mô tả tức là xác định thông tin, thông số cần thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.
    • Nghiên cứu nguyên nhân nhằm kiểm nghiệm mối quan hệ nhân quả kiểu như hành khách sẽ đặt xe nhiều hơn nếu áp dụng khuyến mãi vào các chuyến tiếp theo chẳng hạn.

    Xây dựng kế hoạch nghiên cứu

    Xác định nguồn dữ liệu: Đó là dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp hay là kết hợp của hai loại dữ liệu trên.

    Phương pháp thu thập và nghiên cứu: Tùy vào loại dữ liệu mà nó có những phương pháp thu thập và nghiên cứu khác nhau. Như dữ liệu thứ cấp là dữ liệu có sẵn, đã được công bố, làm sẵn nên dễ dàng thu thập, tốn ít thời gian và tiền bạc nhưng nó là dữ liệu không quan trọng và có thể bị lỗi thời, không hoàn toàn chính xác và không đủ độ tin cậy. Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn, được thu thập lần đầu do chính người nghiên cứu thu thập và thường theo bốn cách: quan sát, phỏng vấn nhóm tập trung, điều tra và thực nghiệm.

    Công cụ nghiên cứu: Bạn sẽ thu thập dữ liệu dựa trên công cụ nào, nếu là bảng câu hỏi thì nó sẽ ra sao, nên là câu hỏi đóng hay câu hỏi mở. Cũng cần thận trọng trong việc sắp xếp các câu hỏi theo trình tự logic, để tạo ra hứng thú cho người trả lời.

    Kế hoạch lấy mẫu: Xác định đơn vị mẫu với ai là đối tượng điều tra, chọn lọc để lấy mẫu như thế nào; quy mô lấy mẫu ra sao, cần điều tra khoảng bao nhiêu người để có kết quả đáng tin cậy cao; quy trình lẫy mẫu như thế nào.

    Phương pháp tiếp xúc: Phải tiếp xúc đối tượng thông qua công cụ gì, bằng thư, điện thoại hay hỏi trực tiếp.

    Thu thập dữ liệu

    Đây là giai đoạn tốn kém chi phí và dễ bị sai sót nhất. Sẽ có vài vấn đề thường phát sinh trong giai đoạn này như từ chối hợp tác, kéo dài thời gian để thu được kết quả, sai lệch số liệu, không trung thực trong việc đánh giá, thiên vị. Tùy theo mỗi loại vấn đề phát sinh mà có những biện pháp xử lý thích hợp để đảm bảo yêu cầu trong khả năng kinh phí và thời gian cho phép.

    Phân tích dữ liệu

    Từ những dữ liệu thu thập được, người nghiên cứu sẽ phân tích, xử lý số liệu để có thể ra được một kết quả, dựa vào nó để có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác nhất.

    Trình bày các kết quả thu được

    Việc này là điều cần thiết, để nhìn nhận vấn đề chính xác, lãnh đạo có thể dễ dàng đánh giá những giải pháp khả thi đưa ra để thông qua thực hiện.

    Thu thập dữ liệu bằng Facebook ads

    Facebook ads là công cụ tuyệt vời giúp nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu hiệu quả. Khác với các cách thức truyền thống dùng bảng giấy hỏi thông thường khiến cuộc nghiên cứu cần tới một lượng lớn nhân lực để tiến hành phỏng vấn và tốn rất nhiều thời gian và chi phí, thì giờ đây bạn có thể quảng cáo bảng hỏi của mình trên Facebook để nhắm đúng mục tiêu đối tượng của nghiên cứu.

    Sử dụng biểu mẫu của Google và đưa thông tin về bảng tính là lựa chọn tối ưu. Có thể khuyến khích đưa ra câu trả lời bằng một vài phần quà hoặc voucher tặng cho người dùng khi họ hoàn thành bảng câu hỏi.

    Sau khi thu thập bạn có thể dùng phần mềm chuyên nghiệp phân tích số liệu SPSS hoặc cách dễ dàng hơn là tạo bảng thống kê mô tả dữ liệu bằng Excel.

    Bước 1: Mở bảng số liệu cần lập thống kê mô tả

    Bước 2: Chọn thẻ data – data analysis – descriptive statistics và cuối cùng là chọn ok

    Bước 3: Bảng description stastistics hiển thị bạn cần nhập dữ liệu theo:

    Input range: Vùng dữ liệu cần thống kê

    Columns: Dữ liệu nguồn bố trí theo cột

    Rows: Dữ liệu nguồn bố trí theo dòng

    Labels in first row: Vùng dữ liệu khai báo bao gồm cả nhãn

    Output range: Địa chỉ ô trên cùng bên trái của bảng dữ liệu muốn hiển thị

    New worksheet ply: Báo cáo được thể hiện trên một Worksheet mới

    New workbook: Báo cáo được thể hiện trên một tệp tin mới

    Summary statistics: Thông số thống kê tổng hợp

    Confidence level for mean: Độ tin cậy của giá trị trung bình

    Kth largest: Hiển thị giá trị lớn thứ k trong vùng dữ liệu

    Kth smallest: Hiển thị giá trị nhỏ thứ k trong vùng dữ liệu

    Sau khi nhập thông đầy đủ vào bảng descriptive statistics ta chuyển sang bước 4

    Bước 4: Nhấn OK và ta thu được kết quả bảng thống kê mô tả số liệu trong Excel cần tạo.

    Nào bạn đã sẵn sàng thực hành chưa, mình tin những kiến thức mình chia sẻ giúp được cho bạn trong quá trình kinh doanh trên Facebook.

    Có bất kỳ thắc mắc nào, hãy bình luận phía dưới mình sẽ giải đáp nhé

    Chào tạm biệt và hẹn gặp lại bạn!


    Bài viết liên quan


    Let's block ads! (Why?)

    Có thể bạn đang tìm kiếm ?
    facebook marketing từ a đến z,facebook marketing là gì,học marketing facebook,facebook marketing vinalink,facebook marketing ebook,tài liệu facebook marketing,chạy quảng cáo facebook miễn phí,quảng cáo fanpage trên facebook,cách quảng cáo trên facebook miễn phí,quảng cáo page trên facebook miễn phí,giá quảng cáo trên facebook,cách chạy quảng cáo facebook giá rẻ,
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.