Black Friday 2020: Làn sóng tẩy chay “ngày hội mua sắm” lớn nhất năm của các SMBs và người...

Thảo luận trong 'Nghiên cứu marketing Online' bắt đầu bởi Marketing Admicro, 26/11/20.

  1. Marketing Admicro Team quản lý Ravak

    Black Friday 2020: Làn sóng tẩy chay “ngày hội mua sắm” lớn nhất năm của các SMBs và người tiêu dùng

    Một Black Friday đặc biệt – diễn ra trong một năm đặc biệt, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Đại dịch Covid-19 đã để lại những dư âm nặng nề và thay đổi cách người dân trên toàn cầu nhìn nhận về việc mua sắm trong kỳ nghỉ lễ. Với những người Mỹ thích săn hàng giảm giá, họ sẽ phải cân nhắc đến việc chi tiêu sao cho hợp lý với một “ngân sách” hạn hẹp. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phải “vật lộn” hồi sinh hậu đại dịch, khả năng tung các chiến dịch giảm giá lớn lại càng trở nên khó thực thi.

    Nếu để dành 1 năm để “tẩy chay” Black Friday thì chắc chắn đó sẽ là năm 2020. Trong bài viết dưới đây sẽ giải thích 5 lý do tại sao.


    Mục Lục:

    Đại dịch đã tàn phá nặng nề về vật chất lẫn tài chính


    Ethan Hamilton, một y tá ở Los Angeles đã kiên quyết “tẩy chay” Black Friday. Ông nói, ngày lễ mua sắm này không chỉ khiến các nhân viên phải tăng năng suất lao động và giờ làm việc trong ngày Lễ tạ ơn mà còn “thu hẹp” khoảng thời gian hiếm hoi dành cho gia đình thân yêu.

    “Black Friday đang trở thành ngày mà mọi người ồ ạt chạy theo chủ nghĩa vật chất. Ngày mua sắm và lễ Giáng sinh đang gây áp lực không nhỏ đối với những người nghèo khi việc tiêu tiền vượt quá khả năng của họ để chạy theo những kỳ vọng của xã hội về việc cho và nhận”, Hamilton nói.

    Thực tế, Black Friday là ngày lễ của “chủ nghĩa tiêu dùng”. Chi tiêu vào ngày này tăng vọt qua các năm năm. Trong năm 2019, người mua sắm đã chi tiêu mua sắm online đạt mốc kỷ lục 7,4 tỷ đô la, tăng khoảng 20% so với năm 2018.

    Đây là ngày tuyệt vời đối với các nhà bán lẻ, đại lý nhưng là “cơn ác mộng” với những người mua sắm khi họ không kiểm soát được món nợ chi tiêu quá mức. 44% người Mỹ đã “vay nợ” vào mùa mua sắm 2019 với số dư trung bình là 1.325$, hơn 3/4 số người đi vay thậm chí không thể trả hết nợ vào tháng 1 năm sau, theo một cuộc khảo sát của Magnify Money, một trang web tài chính cá nhân.

    Và năm nay vấn đề chi tiêu lại càng khó khăn hơn. Việc phong tỏa đã buộc nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, thậm chí dừng vĩnh viễn. Hàng triệu người Mỹ mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng lên đến con số kỷ lục.

    1/4 người Mỹ gặp khó khăn trong việc chi trả các hóa đơn kể từ khi bùng dịch, 1/3 người đã rút tiền ra khỏi tài khoản tiết kiệm hoặc hưu trí của họ (Theo báo cáo Trung tâm nghiên cứu Pew). Hơn nữa, đại dịch chưa được kiểm soát ổn định khiến Black Friday tiềm ẩn nhiều mối nguy cho sức khỏe.

    Black Friday là “ác mộng” với các doanh nghiệp nhỏ


    Kể từ khi đại dịch bắt đầu, gần 100.000 doanh nghiệp đã đóng cửa vĩnh viễn. Các doanh nghiệp nhỏ hay các công ty tư nhân với số nhân viên không quá 500 đang phải vật lộn để “tồn tại” trong năm nay do dòng tiền thu về ít hơn và lợi nhuận hoạt động nhỏ hơn.

    Các doanh nghiệp này chiếm 99,9% tổng số doanh nghiệp trong cả nước và chiếm khoảng một nửa tổng số việc làm tư nhân và thường được coi là “mạch máu” của nền kinh tế Mỹ. Và trong thời điểm này, những công ty đang muốn phục hồi doanh thu thì lại có ít khả năng đạt được điều đó nhất.

    Black Friday vốn không phải là sự kiện “mua sắm nhỏ”. Những gã khổng lồ bán lẻ như Target, Walmart, Apple và Amazon đã bơm hàng tỷ đô la vào quảng cáo Black Friday và các chiến dịch giảm giá của họ để lôi kéo người mua sắm.

    Đại dịch đã hạn chế đáng kể số lượng người có thể mua sắm tại cửa hàng. Do đó, các doanh nghiệp không chạy song song với nền tảng thương mại điện tử thì gần như không thể cạnh tranh nổi trong cuộc đua khốc liệt này.

    [​IMG]

    Ảnh: cdn.nbtv

    Dave Karraker, một chủ doanh nghiệp nhỏ và là thành viên hội đồng quản trị của Castro Merchants Association, hiệp hội kinh doanh cho quận Castro, San Francisco cho biết: “Tôi cảm thấy mọi người nên tẩy chay Black Friday vì nó thường chỉ mang lại lợi ích cho các nhà bán lẻ lớn trên toàn quốc.”

    Ông chỉ ra rằng chỉ riêng tại khu vực Bay Area, hơn 5.000 doanh nghiệp nhỏ đã buộc phải đóng cửa trong thời gian đại dịch. Trong số đó, 2.000 đóng cửa vĩnh viễn.

    “Việc săn những món “hời” trong ngày mua sắm có thể khiến người tiêu dùng thích thú và cũng có thể cứu các doanh nghiệp bán lẻ khỏi ranh giới giữa “sự sống và cái chết” khi họ mạnh tay chi thêm vài đô la”, Karraker nói.

    Làm giàu thêm cho các tỷ phú


    Cho đến nay, coronavirus đã giết chết ít nhất 243.000 người Mỹ và khiến sức khỏe của hàng triệu người khác bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trái với điều này, tài sản tập thể của các tỷ phú Mỹ lại tăng lên con số khổng lồ, cán mốc 931 tỷ đô la.

    Giám đốc điều hành Amazon – Jeff Bezos, người giàu nhất thế giới, đã tăng 80% giá trị tài sản ròng của mình trong khoảng thời gian từ ngày 16/3 đến ngày 13/10 (tổng giá trị 203 tỷ đô la). Lý giải điều này là bởi, trong giai đoạn phong tỏa, người dân không thể mua sắm tại các cửa hàng và do đó, họ phụ thuộc vào dịch vụ giao hàng độc quyền Amazon cho phép bán lẻ mọi thứ, từ giấy vệ sinh đến kem đánh răng.

    Khối tài sản của tỷ phú công nghệ – Elon Musk cũng tăng gấp ba lần kể từ khi đại dịch bắt đầu, khi cổ phiếu Tesla tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại.

    Mark Zuckerberg đã thu về thêm 54,7 tỷ đô la nữa. Lợi nhuận này một phần lớn là do giá trị cổ phiếu công ty tăng vọt khi ngày càng có nhiều người chuyển sang Facebook và coi đó là một phương tiện kết nối trong thời gian lockdown.

    Tuy nhiên, các CEO giàu nhất nước Mỹ lại dành không quá nhiều % thu nhập để hỗ trợ nền kinh tế hồi sinh hậu đại dịch. Một cuộc khảo sát của Washington Post về 50 người và gia đình giàu có nhất quốc gia cho thấy số tiền quyên góp được công bố công khai của các CEO vào tháng 6 chỉ vào khoảng 1 tỷ đô la – ít hơn 0,1% tổng tài sản của họ.

    >> Xem thêm: Ma trận SWOT của Apple: Chiến lược biến Apple thành thương hiệu giá trị nhất thế giới

    Black Friday tàn phá môi trường


    Ngoài thiệt hại về vật chất và tài chính mà Black Friday gây ra cho người tiêu dùng thì nó còn để lại nhiều hậu quả khôn lường cho môi trường.

    Việc đẩy mạnh hoạt động giao hàng khiến hàng nghìn xe tải và tàu phải tăng năng suất, làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí và nước. Ngoài ra, số lượng bao bì, ni lông khiến các trung tâm tái chế quá tải và cuối cùng phải xử lý bằng cách đổ vào các “bãi chôn lấp”.

    Đó là chưa kể, nhiều món quà “vô nghĩa” được mua trong dịp lễ này rơi vào tay những người không hề “thích thú” khi nhận được chúng.

    [​IMG]

    Ảnh: baodautu.vn

    61% người Mỹ nói rằng họ đã nhận được ít nhất một món quà không mong muốn trong những ngày lễ, theo một cuộc khảo sát năm 2019 của Finder.com, một trang web cho người tiêu dùng. Điều đó tương đương với việc lãng phí tới 15,2 tỷ đô la.

    với 15,2 tỷ đô la được chi cho những món quà không mong muốn. Quần áo và phụ kiện là những mặt hàng được nhiều người mua sắm nhất nhưng lại kém được yêu thích nhất. Hai nhóm này cũng thúc đẩy ngành công nghiệp thời trang nhanh sử dụng nhiều carbon khiến các bãi rác trở nên “quá tải”.

    Không thể tiết kiệm tiền


    Aimey Tunthasuwatana, một chuyên viên hành chính ở San Francisco, đã ngừng tham gia Black Friday từ nhiều năm trước. Tunthasuwatana cho biết cô ấy không muốn lãng phí thời gian xếp hàng chờ đợi những món hàng sale “vô bổ”.

    “Thật vô nghĩa khi phải thức dậy sớm, đứng co ro trong thời tiết lạnh giá và tranh nhau những đồ vật thậm chí còn chẳng được giảm giá nhiều như các thời điểm khác trong năm”, cô nói.

    Thực tế là, phần lớn, các giao dịch trong ngày Black Friday được coi là “giao dịch rác”. Mỗi năm, số deal khủng mà các nhà bán lẻ đưa ra đang dần trở nên kém hấp dẫn hơn. Năm 2016, trang tài chính cá nhân NerdWallet chỉ ra rằng một số cửa hàng đã thổi phồng con số giảm giá vào ngày Black Friday để thu hút khách hàng. Có một sự thật là các giao dịch mua sắm tốt nhất trong năm không sẽ không diễn ra vào ngày này.

    Do đó, trước khi mạo hiểm sức khỏe và ngân sách để giúp những người giàu nhất thế giới giàu thêm hơn nữa, hãy dừng lại và xem xét lý do tại sao lại cảm thấy áp lực khi buộc phải làm như vậy. Black Friday chỉ là “cơ hội vàng” mang lại lợi ích cho một nhóm người – và trong số đó chắc chắn không có tên bạn!

    Hải Yến – MarketingAI

    Theo huffpost.com

    >> Có thể bạn chưa biết: Chiến dịch #OptOutside của REI: biến Black Friday campaign thành một phong trào


    Đánh giá post


    Let's block ads! (Why?)

    Để giúp các Marketer tránh khỏi những nguy cơ ấy, Diễn đàn Seo Ravak đã nghiên cứu và tổng hợp những xu hướng marketing online, các Tool Digital Marketing đang gây bão năm 2016:
    https://ravak.com.vn/forums/nghien-cuu-marketing-online.13.html

    Có thể bạn quan tâm:
    marketing online là gì,phuong phap marketing online hieu qua,marketing online facebook,tài liệu marketing online,marketing online hiệu quả,chiến lược marketing online,marketing online 2016,marketing online cơ bản
     
XenForo Add-ons by Brivium ™ © 2012-2013 Brivium LLC.